Sự khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số

15/09/2021 | ngoc.vu
Thích
367 Xem 1 thích 1 Bình luận
Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “số hóa”, “chuyển đổi số” ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Đối với các doanh nghiệp, muốn áp dụng số hóa hay chuyển đổi số thì việc phân biệt các khái niệm này là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng như thế nào, mức độ ưu tiên và liên quan đến chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Số hóa (Digitization) là gì?

Số hóa là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi những thứ không phải là kỹ thuật số thành định dạng hoặc thao tác kỹ thuật số. Ví dụ như scan tài liệu giấy và lưu nó dưới dạng tài liệu kỹ thuật số (file PDF). Sau đó hệ thống máy tính có thể sử dụng các file tài liệu kỹ thuật số này cho các mục đích khác. Hoặc trong các thiết bị đo được sử dụng trong sản xuất, thì kết quả của phép đo sẽ được chuyển đổi từ số đọc thủ công hoặc cơ học sang số đo điện tử. Và kết quả đó có thể nối với một phần mềm nào đó để sử dụng số liệu kết quả này để xử lý các quá trình tiếp theo.

Hiện nay số hóa thường được áp dụng trong doanh nghiệp dưới hình thức số hóa dữ liệu lưu trữ của doanh nghiệp. Với việc áp dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí lưu trữ, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng, tăng cường khả năng bảo mật thông tin, tránh việc hư cũ tài liệu trong quá trình lưu trữ lâu dài, và đặc biệt sẽ là một bước đệm cho việc chuyển đổi số của doanh nghiệp sau này. Và nhờ vào số hóa mà doanh nghiệp có thể cải thiện một số quy trình của mình một cách tự động hóa để tối ưu hóa chi phí vận hành như: tạo ra quy trình tự động về đơn đặt hàng, tự tạo mã đơn hàng, tự động chuyển đơn hàng đến các bộ phận liên quan để xử lý, thay vì phải làm thủ công như gửi email, gọi điện thoại… như trước đây, các dữ liệu tự động để về hệ thống mà không cần người nhập…

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là gì?

Chuyển đổi số là khái niệm ra đời trong thời đại Internet bùng nổ, đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ số (digital) vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.

Chuyển đổi số được hiểu là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, tận dụng công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp những giá trị mới cho khách hàng, từ đó tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy việc áp dụng chuyển đổi số cũng sẽ tác động đến văn hóa doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sẵn sàng đổi mới và chấp nhận thất bại trong giai đoạn đầu thử nghiệm.

Tại Việt Nam, khái niệm “chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ số mới trong lĩnh vực như : Big data, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (icloud)… Hiện nay có rất  nhiều lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số như marketing (digital marketing), công nghiệp sản xuất, ngân hàng, dịch vụ …

Sự khác biệt giữa chuyển đổi số và số hóa

Chuyển đổi số và số hóa có cùng một điểm giống nhau là áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, giữa số hóa và chuyển đổi số vẫn có sự khác biệt nhất định:

– Số hóa: chỉ là chuyển đổi dữ liệu sang định dạng kỹ thuật số. Số hóa mô tả sự chuyển đổi thuần túy từ tương tự sang kỹ thuật số của dữ liệu và tài liệu hiện có. Ví dụ như scan tài liệu thành định dạng PDF file, hoặc quét một bức ảnh… Bản thân dữ liệu không bị thay đổi, nó chỉ được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số.

– Số hóa có thể thu được lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn, nhưng số hóa không tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu.

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

– Chuyển đổi số được hiểu là chuyển đổi mô hình kinh doanh của bạn sang mô hình kỹ thuật số. Chuyển đổi số đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để biến đổi các quy trình của doanh nghiệp: đánh giá, tái cấu trúc, có thể thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

– Chuyển đổi số là một hành trình với nhiều mục tiêu trung gian được kết nối, tối ưu hóa liên tục qua các quy trình, bộ phận và hệ sinh thái kinh doanh của thời đại siêu kết nối, nơi xây dựng những cây cầu phù hợp (giữa văn phòng trước và văn phòng phía sau, dữ liệu từ ‘mọi thứ ‘và quyết định, con người, đội nhóm, công nghệ, nhiều tay chơi khác nhau trong hệ sinh thái…) trong chức năng của hành trình đó là chìa khóa để thành công. Một chiến lược chuyển đổi số nhằm tạo ra khả năng của tận dụng đầy đủ các khả năng và cơ hội của các công nghệ mới và tác động của họ nhanh hơn, tốt hơn và theo cách sáng tạo hơn trong tương lai.  Một hành trình chuyển đổi số cần một cách tiếp cận theo giai đoạn với lộ trình rõ ràng, liên quan đến nhiều bên liên quan.

Như vậy, nếu số hóa là sự chuyển đổi dữ liệu thì chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu chuyển đổi đó để phân tích, thay đổi quy trình vận hành, đưa ra những chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác chuyển đổi số thay đổi tư duy và mô hình kinh doanh để ứng dụng những lợi ích mà số hoá mang lại, qua đó tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn cho doanh nghiệp.
Theo Truyenhinhso.vn

Viết bình luận

Xem các tin khác