12.000 giáo viên học tập về chuyển đổi số trên nền tảng Onetouch

15/11/2023 | thao.truong
Thích
119 Xem 0 thích 1 Bình luận
Trong tuần qua, Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC NetViet (VTC NetNiet) đã lần lượt tổ chức thành công 02 sự kiện tại Hà Nội vào ngày 10/11 và tại TP.HCM vào ngày 15/11 với sự tham gia của cán bộ quản lý giáo dục của 63 tỉnh thành trong cả nước. Theo thống kê, đến nay đã có 12.000 giáo viên học tập về chuyển đổi số trên nền tảng Onetouch.Mic.gov.vn.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc hỗ trợ kiến thức chuyển đổi số có vai trò vô cùng to lớn, giúp cán bộ quản lý, giáo viên các cấp nâng cao nhận thức, kỹ năng số ứng dụng trong công việc của mình, tạo tiền đề giúp ngành Giáo dục hướng tới nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học.
 

Hội thảo diễn ra tại Hà Nội

Tại Hà Nội, Hội thảo Chuyển đổi số trong giáo dục và xây dựng khung năng lực số đối với cán bộ quản lý giáo dục do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp cùng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức ngày 10/11/2023. Bên cạnh hình thức trực tiếp, Hội thảo đã đào tạo trực tuyến trên nền tảng One Touch - nền tảng học trực tuyến mở đại trà do Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản, được vận hành bởi VTC NetViet.

Tại TP.HCM, chương trình Hội thảo do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp cùng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, đại diện sở giáo dục các địa phương, một số nhóm nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và gần 200 cán bộ quản lý giáo dục.


Những nhà quản lý giáo dục tham gia Hội thảo

Hội thảo tập trung vào 02 chuyên đề: “Cơ bản về chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo” và “Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số”. Qua đó nhằm mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng, quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục đến từng địa phương, nhà trường, giáo viên, cán bộ quản lý.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo không ngừng và theo sát khung năng lực số dành cho cán bộ quản lý của ngành, One Touch tiếp tục liên kết cùng các chuyên gia hàng đầu từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo chuyên ngành về đào tạo chuyển đổi số, công nghệ thông tin xây dựng chương trình bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số giáo dục. Chương trình được thiết kế với một số chuyên đề trọng tâm sau: Nhận thức về chuyển đổi số trong giáo dục; Tầm nhìn và tư duy thích ứng trong thời đại số; Văn hóa trong môi trường số; Phương pháp quản lý giáo dục trong môi trường số; Đánh giá và đổi mới sáng tạo…
 

Hội thảo diễn ra tại TP.HCM
 
Đồng hành cùng các chương trình Hội thảo, VTC NetViet quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp thông qua nền tảng One Touch. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, One Touch là đối tác tin cậy, đã và đang đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho nhiều địa phương trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Bình Phước, Quảng Ninh, Nghệ An…

Khóa học được phát triển với sự phối hợp của tập đoàn Meta, Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông VietNet (VietNet-ICT), Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC NetViet nhằm hưởng ứng Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Khóa học cũng nằm trong khuôn khổ chương trình "Tư duy thời đại số" do tập đoàn Meta và các đối tác thực hiện tại Việt Nam.

Đối với chuyển đổi số giáo dục, One Touch đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức Khóa học “Giảng dạy kỹ năng số và an toàn Internet dành cho giáo viên” với sự tham gia của gần 12.000 cán bộ quản lý, giáo viên các cấp (từ mầm non đến THPT). One Touch tự tin hiện thực hóa nỗ lực chuyển đổi số của ngành Giáo dục và đồng hành cùng các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên trên con đường chinh phục nền giáo dục số hiện đại. Tính đến thời điểm hiện tại, One Touch đã có trên 21 triệu lượt truy cập, hỗ trợ kiến thức chuyển đổi số cho hơn 156.000 người đăng ký học trực tuyến trên nền tảng với nhiều lĩnh vực đa dạng. Những con số này chính là minh chứng cho sự uy tín, lớn mạnh của One Touch.

Tại TP.HCM, chương trình Hội thảo do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp cùng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, đại diện sở giáo dục các địa phương, một số nhóm nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và gần 200 cán bộ quản lý giáo dục.

Hội thảo tập trung vào 02 chuyên đề: “Cơ bản về chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo” và “Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số”. Qua đó nhằm mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng, quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục đến từng địa phương, nhà trường, giáo viên, cán bộ quản lý.

Kết thúc mỗi chương trình, học viên được làm bài kiểm tra nhận thức và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Không chỉ vậy, các nhà quản lý, giáo viên các cấp cũng có thể tiếp tục trải nghiệm những tiện ích cũng như nguồn tri thức phong phú khác mà nền tảng One Touch mang lại.

Ngoài ra nếu các nhóm đối tượng có nhu cầu, One Touch có thể phát triển các chương trình, khóa học trực tiếp. One Touch tự tin hiện thực hóa nỗ lực chuyển đổi số của ngành Giáo dục và đồng hành cùng các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên trên con đường chinh phục nền giáo dục số hiện đại.

Link đăng ký tài khoản One Touch: TẠI ĐÂY 
Link khóa học Chuyển đổi số giáo dục: TẠI ĐÂY 
Link tham khảo Khóa học “Giảng dạy kỹ năng số và an toàn Internet dành cho giáo viên”: TẠI ĐÂY
Link tham gia các khóa học khác: TẠI ĐÂY
 
Trung tâm Truyền thông
 

Viết bình luận

Xem các tin khác