7 Nguyên tắc vàng trong Đàm phán và Thương lượng!

27/10/2016 | thao.truong
Thích
3061 Xem 0 thích 0 Bình luận
Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Ðiều đó phụ thuộc rất nhiều ở tài đàm phán, thương lượng trong quá trình thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh. Đàm phán và thương lượng là những kỹ năng mềm để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. 

Francois de Cailere, một nhà đàm phán, thương thuyết nổi tiếng của Pháp ngay từ thế kỷ 18 đã khẳng định: “Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhậy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác”.

Trong kỹ năng Đàm phán và Thương lượng, cần lưu ý 7 nguyên tắc cơ bản nhất:

1.    Tự nguyện: Đây là nguyên tắc đầu tiên và rất quan trọng, nếu một trong các bên bị cưỡng ép vào cuộc đàm phán và thương lượng thì sẽ mất đi yếu tố thiện chí và chân thành. Điều đó sẽ dẫn đến cuộc đàm phán và thương lượng sẽ nhanh chóng bị phá vỡ. 

2.    Mục đích là những thỏa thuận: Bất cứ cuộc đàm phán và thương lượng cũng là để các bên đạt được những thỏa thuận chung mà các bên đều có được lợi ích của mình.

3.    Không phải cuộc đàm phán và thương lượng nào cũng đi đến thỏa thuận và điều đó chưa chắc đã không tốt: Đôi khi, cuộc đàm phán và thương lượng không đạt được những thỏa thuận chung nhưng có thể làm các bên tham gia hiểu rõ nhau hơn và tìm kiếm được phương cách đạt được thỏa thuận ở ng cuộc đàm phán và thương lượng tiếp theo.

4.    Thời gian là một yếu tố quan trọng trong cuộc đàm phán và thương lượng

5.    Luôn kiểm soát để cuộc đàm phán và thương lượng không bị phá vỡ hoàn toàn: Trong quá trình đàm phán và thương lượng, người tham gia luôn ý thức các vấn đề then chốt hay xác định các phạm vi tranh chấp có thể gây ra thế cục bế tắc khiến cuộc đàm phán và thương lượng bị phá vỡ hoàn toàn.

6.    Kết quả tốt nhất là hai bên cùng đạt được mục đích: Đây là mục đích cao nhất của đàm phán và thương lượng

7.    Quá trình đàm phán và thương lượng luôn bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của cả các bên: Đây là điều bình thường của quá trình đàm phán và thương lượng, dù đó là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực thì một người đàm phán và thương lượng giỏi luôn biết cách trung hòa để duy trì được các nguyên tắc trên.

Tuy nhiên, trong mọi cuộc đàm phán và thương lượng, trên mọi nguyên tắc, điều quan trọng nhất chính là dù thỏa thuận với ai, như thế nào, vấn đề gì, hãy cho đối phương thấy rõ thiện chí và sự chân thành của bạn. Mọi cuộc giao dịch sẽ đổ vỡ nếu như bạn không tạo được lòng tin ở người tiếp nhận.
                                    Thaotm (TH)

Viết bình luận

Xem các tin khác