Lãnh đạo chủ chốt Tổng công ty VTC tham gia Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

11/01/2023 | manh.le
Thích
292 Xem 0 thích 0 Bình luận
Ngày 11/1/2023 Lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty VTC đã tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo Nghị quyết 164 – QĐ/TW của Bộ Chính trị do Đảng ủy khối Doanh nghiệp tổ chức thông qua trực tuyến.

Tham dự Hội nghị có ông Đàm Mỹ Nghiệp - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tổng công ty, bà Lê Việt thương Huyền - Phụ trách HĐTV Tổng công ty, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Tổng giám đốc, ông Phan Minh Thế - Phó Tổng giám đốc và các Ủy viên BCH Đảng ủy Tổng công ty tham dự. 

Hội nghị do Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng - Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ trình bày. 
Nội dung gồm có: Bối cảnh kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam 2022 và Dự báo kinh tế Việt Nam 2023.

Về kinh tế Việt Nam năm 2022, theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên cho biết, kinh tế phục hồi mạnh trên nền tăng trưởng của năm 2021, nhưng bên cạnh đó nền kinh tế cũng đối mặt với bất ổn từ bên ngoài gia tăng và và những tồn tại trong cấu trúc kinh tế. 

Năm 2022 tăng trưởng kinh tế 8,02%, cao nhất giai đoạn 2011-2022, quy mô kinh tế: 409 tỷ USD, tăng trưởng GDP: 6-6,5% vs. 8,02%, GDP bình quân: 3.900 USD vs. 4.110 USD.

Công nghiệp chế biến chế tạo: 25,2-25,8% vs. 24,76%
Chỉ số giá tiêu dùng: khoảng 4% vs. 3,15%, tăng năng suất lao động: 5,5% vs. 4,8%
Kinh tế phục hồi vượt kế hoạch quý II, III/2022 nhưng thấp hợp kế hoạch quý IV
Quý I: 4,9-5,4% vs. 5,05%, Quý II: 5,4-5,9% vs. 7,83%, Quý III: 7,5-8% vs. 13,71%, Quý IV: 6,2-6,7% vs. 5,92%
Quý IV/2022 thấp hơn so với quý IV năm 2011-2019
Bình quân năm 2022, CPI tăng 3,15%, giá xăng dầu tăng 28,01% (tăng 1,01%), giá giao thông tăng 11,27%, giá dịch vụ giáo dục tăng 1,44% (tăng 0,08%)
Giá gas tăng 11,49% (tăng 0,17%), giá nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 3,11% (tăng 0,59%), giá thịt lợn giảm 10,68% (giảm 0,36%)
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 7,69% và giá trị tăng thêm công nghiệp chế biến chế tạo 8,10%.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm từ tháng 9/2022, tháng 12/2022 giảm 1% so với tháng 11/2022 và tăng 0,2% so với 12/2021. 

Về cơ bản, năm 2022 đạt được điều thành tích và tiến bộ hơn năm 2021, cụ thể 14/15 chỉ tiêu kế hoạch (chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội).
Thị trường tài chính – tiền tệ.

Thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Thanh khoản ngân hàng thương mại, lãi suất ngân hàng tăng cao.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số ngành, lĩnh vực suy giảm.
Giải ngân đầu tư công.

Giảm nhân công, giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc.
Phản ứng chính sách, công tác phối hợp chính sách.

Dự kiến năm 2023, diễn biến kinh tế Việt Nam có độ trễ hơn so với kinh tế thế giới 
Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, Lạm phát 4,5%
IMF 6,2% và 3,9%; ADB 6,3% và 4,5%
Khó khăn phát sinh.
Động lực xuất khẩu giảm.
Thời điểm và liệu lượng tăng giá điện.

Lãi suất và tỷ giá.
Hạn mức tín dụng và thanh khoản hệ thống.
Thị trường trái phiếu và bất động sản.
Định hướng, phân tích, nhận định tình hình để chủ động với mọi tình huống.
Tăng cường nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ.
Phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số.
Mạnh Lê

Viết bình luận

Xem các tin khác