Ngày hội "VTC Sẻ chia giọt hồng 2019" tiếp nhận 120 đơn vị máu

04/09/2019 | quynhanh.vu
Thích
269 Xem 0 thích 0 Bình luận
Sáng ngày 30/8/2019, Đoàn thanh niên Tổng công ty đã phối hợp với Công đoàn Tổng công ty và Bệnh viện hữu nghị Việt Đức tổ chức thành công Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2019 với chủ đề “Sẻ chia giọt hồng”. Sự kiện được diễn ra tại tầng 1 tòa nhà VTC, 23 Lạc Trung, với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty cùng hơn 150 cán bộ, công đoàn viên, thanh niên đăng ký tham gia tình nguyện hiến máu.

Theo ghi nhận tại Ngày hội, một số cán bộ nhân viên mặc dù rất muốn tham gia và đã chuẩn bị nghỉ ngơi, ăn uống bồi bổ để sẵn sàng thực hiện hiến máu, nhưng trong quá trình kiểm tra sức khỏe lại gặp tình trạng thiếu máu, hay không đủ sức khỏe, thể chất nên đành tiếc nuối hẹn sẽ tiếp tục tham gia những chương trình hiến máu nhân đạo sắp tới.

Kết thúc buổi hiến máu tình nguyện, ban tổ chức đã thu được 120 đơn vị máu, toàn bộ số máu hiến tặng sẽ được sử dụng để cứu chữa cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Hy vọng với mỗi đơn vị máu của cán bộ, công đoàn viên, thanh niên của Tổng công ty VTC sẽ giúp những người bệnh, nhất là những người nghèo khó, những người thiếu may mắn, vượt qua cơn hiểm nghèo, đem lại hạnh phúc, sự sống cho nhiều người.

Một số hình ảnh tại Ngày hội hiến máu:
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

HIỂU ĐÚNG VỀ HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

I. Không có chuyện bệnh viện lấy máu hiến tình nguyện rồi “bán” cho bệnh nhân với giá cao.

Theo quy định của Bộ y tế, một đơn vị máu chuẩn (máu toàn phần, khác với các thành phần máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu…) khi bán cho bệnh nhân có giá là:
+ 260.000 đồng cho 1 đơn vị máu (250 ml);
+ 320.000 đồng cho 1,4 đơn vị máu (350 ml)
+ 380.000 đồng cho 1,8 đơn vị máu (450 ml).

Mỗi một người khi đăng ký hiến máu sẽ được khám sức khỏe, dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao để quyết định mỗi người sẽ hiến bao nhiêu ml máu. Thông thường mỗi người chỉ hiến 250ml đến 350ml một lần. Khi hiến máu nhân đạo, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

1. Giấy chứng nhận để sau này nếu cần bạn sẽ được nhận lại miễn phí số máu mà mình đã hiến (Giấy chứng nhận này có tên và số CMTND của bạn và chỉ dành cho bạn. Bạn muốn nhường cho anh em bố mẹ cũng không được, cái này là để tránh tình trạng mua bán giấy chứng nhận). Bạn mình đã từng phải cấp cứu vì tại nạn giao thông. Nhờ giữ lại mấy cái giấy chứng nhận mà được miễn phí số máu mà bạn ấy đã cho đi, lượng máu còn lại bạn ấy trả tiền theo giá quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ đi lại 45k.
3. Phần ăn nhẹ tại chỗ 35k.
4. Một phần quà giá trị từ 100k đến 180k (tùy lượng máu bạn hiến)
5. Nếu bạn hiến máu ở trường, thì tùy theo đoàn trường sẽ có hỗ trợ thêm.

==> Tổng số quà bạn nhận được tầm 200k. Trong khi đó, phía bệnh viện phải trả tiền cho địa điểm, nhân viên y tế lấy máu cho bạn. Dùng cụ xét nghiệm. Dụng cụ lấy máu (mỗi người 1 bộ). Sau đó máu của bạn sẽ được mang về xét nghiệm lại 1 lần nữa (xét nghiệm chuyên sâu). Nếu không ok thì máu đó bỏ. Máu ok thì giữ lại bảo quản. Mà chi phí bảo quản cũng không hề rẻ.

==> Tổng chi phí cho 250ml (hoặc 350ml) máu là khoảng 400k
Như vậy, việc lấy “bán” máu tình nguyện chỉ có lỗ chứ không bao giờ có lãi. Máu bán cho bệnh nhân đã có giá niêm yết của bộ, việc bệnh nhân phải mua máu cao hơn thường nằm trong 2 khả năng:

1. Thứ bệnh nhân cần không phải máu mà là các chế phẩm của máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương…. Những chế phẩm này rất đắt bởi phải tốn nhiều đv máu thì mới tách được 1 đv chế phẩm. Nếu là chế phẩm máu thu được từ việc hiến trực tiếp thì chế độ dành cho những người hiến thành phần máu cũng cao hơn hẳn (450k tiền mặt và các quyền lợi khác/lần hiến tiểu cầu)

2. Thiết bị bảo quản máu rất đắt, không phải bệnh viện nào cũng có điều kiện để bảo quản, hoặc lượng máu dự trữ không đủ để cấp cứu, hoặc người bệnh thuộc nhóm máu hiếm. Buộc bệnh nhân phải mua máu từ bên ngoài (mua máu từ những người bán máu chuyên nghiệp) và dĩ nhiên, những người này không có nghĩa vụ phải bán máu cho bệnh nhân theo giá của nhà nước.

II. Hiến máu theo hướng dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Máu bạn không cho đi thì nó cơ thể cũng tự thay. Nói cho dễ hiểu thì cơ thể con người cũng giống như cái bể lọc nước, để lâu nó sẽ bị cặn, lâu lâu hiến máu (rửa bể) để cơ thể tái tạo máu mới. Chỉ có lợi chứ không bao giờ có hại.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc đi hiến máu không bao giờ khiến bạn bị mắc các bệnh truyền nhiễm về máu vì mỗi người được sử dụng một kim tiêm (lấy máu xét nghiệm), một bộ lấy máu (chỉ dùng một lần). Ngược lại, mỗi lần đi hiến máu là một lần được khám sức khỏe miễn phí. Bạn sẽ được kiểm tra nhóm máu (hệ ABO, hệ Rh), HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét. Bạn sẽ được thông báo kết quả sau khi hiến máu 14 ngày, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

Đoàn TN TCT.

Viết bình luận

Xem các tin khác