Những điểm mới trong Luật lao động 2018 người lao động cần biết

21/03/2019 | quynhanh.vu
Thích
345 Xem 0 thích 0 Bình luận
Sắp tiến tới Hội nghị Người lao động cấp Công ty mẹ - Tổng công ty VTC. Trong bài viết này, Ban biên tập website xin gửi đến CBNV VTC một số thông tin về những điểm mới trong Luật lao động 2018 cần lưu ý như sau:

Luật thay đổi và bổ sung là việc hoàn chỉnh các bộ quy tắc để phù hợp với xã hội hiện hành, vì vậy, với những thay đổi trong Luật lao động 2018, người lao động cần tìm hiểu kỹ để biết được những quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình.

Trong bộ luật lao động 2018 có bổ sung đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Trong bộ luật lao động 2018, điểm b trong khoản 1 và khoản 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành. Theo đó, bổ sung thêm một số đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội:

Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, hay giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam, được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
 

Những thay đổi trong Luật lao động 2018

Chủ lao động bị phạt tù đến 3 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật hoặc cưỡng ép, đe dọa người lao động thôi việc

Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, theo đó tại Điều 162 của Bộ Luật này có một số quy định về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động phi pháp:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng (ra quyết định buộc thôi việc phi pháp đối với công chức, viên chức; sa thải người lao động trái pháp luật; cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động thôi việc) thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt từ từ 3 tháng đến 1 năm.
Phạm tội đối với một số đối tượng trong các trương hợp như đối với phụ nữ có thai; người nuôi con dưới 12 tháng tuổi; làm người bị buộc thôi việc, bị sa thải rự sát;…thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 1 – 3 năm.


Trường hợp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, cá nhân có thể bị phạt tù, còn pháp nhân có thể bị phạt tiền hành chính cao.

Theo Điều 216 trong Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ 1/1/2018 đã quy định một số điều về Tội trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động:

Phạm tội với một số trường hợp như phạm tội từ 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến 200 người;…thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc sẽ bị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
Phạm tội với một số trường hợp: trốn đóng bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;….thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc sẽ bị phạt tù từ 2 – 7 năm.
Trốn đóng bảo hiểm có thể bị phạt đến 3 tỉ đồng
Doanh nghiệp nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc trốn tránh để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở lên thì sẽ bị phạt hành chính. Mức phạt tiền sẽ từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm


Trong luật lao động 2018: Mức lương hưu hàng tháng được kéo dài

Theo Khoản 2 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

Đối với lao động nam: Mức lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 16 năm (nghỉ hưu 2018), 17 năm (nghỉ hưu 2019), 18 năm (nghỉ hưu 2020), 19 năm (nghỉ hưu 2021), 20 năm (nghỉ hưu từ 2022 trở đi) + 2% cho mỗi năm.
 

Luật lao động năm 2018 có sự thay đổi về mức lương hưu hàng tháng

Đối với lao động nữ: Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm (nghỉ hưu từ 2018 trở đi) + 2% mỗi năm.
Mức lương hưu tối đa là 75%.


Trong bộ luật lao động 2018 lương thử việc bằng 85% lương chính thức

– Theo điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Lương trong thời gian thử việc của NLĐ được nhận ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó, không dưới 85%.

– Nếu doanh nghiệp nào trả lương cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

– Có nhiều doanh nghiệp hiện đang áp dụng thử việc hưởng 80% lương chính thức, đây là mức sai quy định với người lao động, chưa kể các khoản bảo hiểm cũng chưa rõ ràng.


Không được giữ bản chính giấy tờ bằng cấp của NLĐ

Theo điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, doanh nghiệp không được phép giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng (Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

Doanh nghiệp chỉ có quyền giữ bản photo có công chứng các văn bản giấy tờ của người lao động khi nộp vào công ty, không được lưu giữ bản gốc.

Thời gian làm việc không quá 8 giờ một ngày

Thời giờ làm việc bình thường không quá tám giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần (Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2012)

Áp dụng phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định (khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

Kỳ “đèn đỏ” lao động nữ được nghỉ 30 phút/ ngày

Trong luật lao động năm 2018 về lao động nữ dựa trên bộ luật lao động năm 2012, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong 01 tháng. Lưu ý doanh nghiệp không cho lao động nữ nghỉ 30 phút ngày “đèn đỏ” sẽ bị phạt hành chính.

Trả lương đúng hạn, đầy đủ cho người lao động

Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ nguyên tắc trả lương cho người lao động: Trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn đúng ngày quy định. Nếu trong trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác không thể trả lương đúng hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.

Cho thôi việc trái pháp luật đối với người lao động có thể bị phạt đến ba năm tù

Cụ thể, doanh nghiệp nào sa thải trái pháp luật đối với người lao động, cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động phải thôi việc có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Ngoài ra trong bộ luật lao động 2018 còn một số thay đổi nữa, bởi vậy, người lao động cần theo dõi và cập nhật liên tục để hiểu rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình. 
 
Nguồn: T/hợp

Viết bình luận

Xem các tin khác