"Đắc nhân tâm" - Dale Carnegie

30/09/2016 | quynhanh.vu
Thích
540 Xem 0 thích 0 Bình luận
Believe that you will succeed – and you will
“Tin rằng thành công – Bạn sẽ thành công”
-Dale Carnegie-

Đắc Nhân Tâm cụ thể và chi tiết với những chỉ dẫn để dẫn đạo người, để gây thiện cảm và dẫn dắt người khác,... những hướng dẫn ấy, qua thời gian, có thể không còn thích hợp trong cuộc sống hiện đại nhưng nếu người đọc có thể cảm và hiểu được những thông điệp tác giả muốn truyền đạt thì việc áp dụng nó vào cuộc sống trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Đắc Nhân Tâm, từ một cuốn sách, hôm nay đã trở thành một danh từ để chỉ một lối sống mà ở đó con người ta cư xử linh hoạt và thấu tình đạt lý. Lý thuyết muôn thuở vẫn là những quy tắc chết, nhưng Nhân Tâm là sống, là biến đổi. Bạn hãy thử đọc "Đắc Nhân tâm" và tự mình chiêm nghiệm những cái đang diễn ra trong đời thực hiện hữu, chắc chắn bạn sẽ có những bài học cho riêng mình.

Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn - dù  bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là cuốn sách đầu tiên và hay nhất trong thể loại này, có ảnh hưởng thay đổi cuộc đời đối với hàng triệu người trên thế giới.

Cũng như nhiều người đã từng chiêm nghiệm và thành công nhờ những triết lý trong quyển sách này, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch và Tổng Giám đốc PepsiCo, Đông Dương đã chia sẻ cảm nhận sâu sắc của mình: “Đắc Nhân Tâm không đơn thuần là cách cư xử chỉ để được lòng người. Đó là một trong những nhận thức hình thành nhân cách con người theo những chuẩn giá trị được đa số đồng ý và chia sẻ. Trong cuộc sống, Đắc nhân tâm thể hiện qua sự quan tâm, tôn trọng những người quanh ta và xã hội mình đang sống. Trong kinh doanh nó thể hiện sự công bằng (fairness) và tư duy cùng thắng (win –win). Trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội qua sự đóng góp của bản thân từng con người và doanh nghiệp, hiểu theo “đắc nhân tâm” sẽ không còn là sự “cố gắng làm hài lòng” hoặc “ban phát” mà chính là thước đo nhân cách, là bổn phận và trách nhiệm của những người quản lý và doanh nghiệp đó”.

Cuốn sách gồm 4 phần chính được đúc kết qua các nguyên tắc: 

PHẦN 1: NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ CĂN BẢN

Nguyên tắc 1 : Không chỉ trích, oán trách hay than phiền.
Nguyên tắc 2 : Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác.
Nguyên tắc 3 : Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm 


PHẦN 2: SÁU CÁCH CẢI TẠO THIỆN CẢM

Nguyên tắc 4 : Thật lòng quan tâm đến người khác.
Nguyên tắc 5 : Hãy mỉm cười 
Nguyên tắc 6 : Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ.
Nguyên tắc 7 : Biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ.
Nguyên tắc 8 : Nói về điều người khác quan tâm
Nguyên tắc 9 : Thật lòng làm cho người khác thấy rằng họ quan trọng.
Nguyên tắc 10 : Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra
Nguyên tắc 11 : Tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói rằng : "Anh / Chị sai rồi !"
Nguyên tắc 12 : Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó.
Nguyên tắc 13 : Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện
Nguyên tắc 14 : Hỏi những câu khiến người khác đáp "Vâng" tức thì.
Nguyên tắc 15 : Để người khác cảm thấy họ là người làm chủ cuộc nói chuyện.
Nguyên tắc 16 : Để người khác tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên.
Nguyên tắc 17 : Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác.  
Nguyên tắc 18 : Đồng cảm với mong muốn của người khác
Nguyên tắc 19 : Khơi gợi sự cao thượng nơi người khác.
Nguyên tắc 20 : Biết trình bày vấn đề một cách sinh động


PHẦN 3: 12 CÁCH HƯỚNG NGƯỜI KHÁC SUY NGHĨ THEO BẠN

Nguyên tắc 10 : Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra.
Nguyên tắc 11 : Tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói rằng:“Anh/Chị sai rồi!”.
Nguyên tắc 12 : Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó.
Nguyên tắc 13 : Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện
Nguyên tắc 14 : Hỏi những câu khiến người khác đáp “vâng” tức thì
Nguyên tắc 15 :Để người khác cảm thấy họ là người làm chủ cuộc nói chuyện
Nguyên tắc 16 : Để người khác tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên.
Nguyên tắc 17 : Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác.
Nguyên tắc 18 : Đồng cảm với mong muốn của người khác.
Nguyên tắc 19 : Khơi gợi sự cao thượng nơi người khác
Nguyên tắc 20 : Biết trình bày vấn đề một cách sinh động.
Nguyên tắc 21 : Biết khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách. 


PHẦN 4: TÓM TẮT NHỮNG NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ
Công việc của người lãnh đạo bao gồm khả năng giúp người khác thay đổi thái độ và hành vi của mình. 

Nguyên tắc 22 : Bắt đầu câu chuyện bằng lời khen ngợi chân thành.
Nguyên tắc 23 : Góp ý sai lầm của người khác một cách gián tiếp.
Nguyên tắc 24 : Hãy xét mình trước khi phê bình người khác.
Nguyên tắc 25 : Gợi ý, thay vì ra lệnh.
Nguyên tắc 26 : Biết giữ thể diện cho người khác.
Nguyên tắc 27 : Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù nhỏ nhất, ở người khác.
Nguyên tắc 28 : Khen ngợi làm người khác sống xứng đáng với lời khen đó.
Nguyên tắc 29 : Khuyến khích, mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm.
Nguyên tắc 30 : Tôn vinh người khác, làm cho họ vui vẻ thực hiện đề nghị của bạn.

 
Link đọc sách: tại đây

Viết bình luận

Xem các tin khác