13 thói quen xấu cần loại bỏ để làm việc hiệu quả hơn vào năm 2019

21/02/2019 | quynhanh.vu
Thích
434 Xem 0 thích 0 Bình luận
Như vậy năm 2018 đã trôi qua, năm 2019 bắt đầu, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng muốn mọi việc diễn ra tốt đẹp, một năm mới đầy thành công phải không? Để làm việc hiệu quả hơn, hãy làm theo cách "thông minh", đừng tỏ ra quá khó khăn trước mọi vấn đề và tạo ra thói quen tốt hàng ngày. Dĩ nhiên để làm được điều này không hề dễ dàng, hoàn thành được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian ngắn là mục tiêu có thể đạt được nếu loại bỏ những thói quen không tốt, giúp bản thân làm việc hiệu quả hơn.

Dưới đây là 13 thứ bạn nên ngừng lại ngay để có thể làm việc một cách hiệu quả hơn trong năm 2019.

1. Cầu toàn
 

Nhà triết học người Anh, cũng là tác giả của cuốn "The book of Life - Cuốn sách của sự sống" - Alain de Botton cho biết: "Có một nguyên nhân gây trì hoãn nhiều hơn cả sự lười biếng đó chính là sự sợ hãi khi không thể hoàn thành tốt công việc".

"Chúng ta chỉ nên bắt đầu làm việc khi sợ không làm được gì hơn là sợ không thể hoàn thành tốt công việc... Và điều này cũng cần phải có thời gian", Alain de Botton viết.

Cách duy nhất chúng ta có thể làm là xóa bỏ sự cầu toàn và đừng quá quan trọng hóa những chi tiết mà bản thân đã làm. Hãy giả vờ như đây là công việc không quan trọng và nó sẽ ổn nếu làm rối tung lên để có thể hoàn thành chúng nhanh hơn.

2. Để điện thoại ngay cạnh đầu giường
 

Màn hình LED của điện thoại, máy tính bảng và laptop sản sinh ra một thứ gọi là blue light (ánh sáng xanh), theo nghiên cứu khoa học thì ánh sáng xanh này có thể làm hỏng thị lực và ngăn cản cơ thể sản sinh ra metalonin, một loại hormone giúp điều chỉnh chu kì giấc ngủ. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cho biết những người có mức độ metalonin thấp làm cho cơ thể dễ dàng bị suy nhược hơn.

3. Không lên kế hoạch làm việc
 

Chúng ta cần phải dành thời gian để lên kế hoạch cho những việc thực hiện mục tiêu dài hạn. Việc cố gắng lên kế hoạch để kết thúc công việc mà đang làm giữa chừng, thông qua quá trình có thể làm lãng phí nhiều thời gian và khiến bản thân cảm thấy nản lòng.

Robert Pozen, giảng viên tại trường Đại học Havard có đưa ra lời khuyên rằng bạn cần xác định trước mục tiêu bản thân muốn, sau đó lập ra danh sách từng bước để thực hiện chúng. Khi hoàn thành hết 1/2 quá trình công việc, bạn có thể xem lại những gì đã làm được và cảm thấy dễ dàng hơn trong việc theo dõi cũng như điều chỉnh nếu cần.

4. Lên quá nhiều kế hoạch
 

Những người có tham vọng và tổ chức thường muốn nâng cao hiệu quả tối đa trong công việc bằng cách lên thật nhiều kế hoạch trong ngày. Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng đi theo dự định ban đầu và chuyện một đứa trẻ bị ốm hay kết quả đạt được không như mong muốn cũng có thể làm cho thời gian còn lại trong ngày trở nên tồi tệ. Thay vào đó, bạn có thể lên kế hoạch một cách hạn chế hơn, khoảng 4 hoặc 5 giờ làm việc thực tế để có thể linh động trong việc thay đổi cũng như hoàn thành công việc.

5. Dành sự ưu tiên không đúng
 

Nhiều người tin rằng nếu có nhiều mục tiêu sẽ đảm bảo thành công của bản thân trong tương lai, bởi khi một trong số đó thất bại, thì ít nhất vẫn còn có thể chuyển sự ưu tiên cho các mục tiêu khác. Tuy nhiên, điều này cực kì kém hiệu quả. Tỉ phú Warren Buffett đã có một giải pháp cực kì hoàn hảo. Sau khi thấy phi công riêng của mình không đạt được mục tiêu trong cuộc sống, Buffett yêu cầu anh này viết ra một danh sách 25 điều anh ta muốn thực hiện trước khi chết. Nhưng thay vì phải đi từng bước để hoàn thành tất cả những mục tiêu đó, Buffett khuyên anh chọn ra 5 thứ quan trọng nhất và bỏ hết phần còn lại.

6. Tắt đồng hồ để ngủ nướng
 

Nhiều người trong chúng ta cho rằng việc ngủ nướng sẽ mang lại cho bạn thêm thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, ngủ nướng có hại hơn là có lợi. Bởi khi lần đầu thức dậy vào buổi sáng, hệ thống nội tiết của cơ thể đã bắt đầu sản sinh ra những hormone tỉnh táo để chào đón một ngày mới. Vì vậy, việc cố ngủ trở lại sẽ khiến bạn làm chậm lại quá trình này và chắc chắn ngủ thêm vài phút cũng không giúp ích được gì cho bản thân bạn cả.

Điều này không đồng nghĩa với việc bạn ngủ ít lại. Arianna Huffington chia sẻ với khán giả của TED rằng, một giấc ngủ tốt sẽ mang lại cho bạn năng lượng để làm việc hiệu quả và vui vẻ hơn, bên cạnh đó cũng giúp cho đầu óc dễ dàng nảy sinh ra những ý tưởng mới. Bí quyết để có một giấc ngủ đủ là phải lên kế hoạch trước và cung cấp năng lượng tại một thời gian hợp lý.

7. Ngồi cả ngày
 

Nilofer Merchant, chuyên gia tư vấn kinh tế và cũng là tác giả của cuốn sách "The New How: Creating Business Solutions Through Collaborative Strategy Paperback" đã chia sẻ trong chương trình TED về việc đã giúp một vài công ty phát triển thành công ý tưởng mới: họp đứng.

Nilofer Merchant cho rằng: "Việc đi bộ 20-30 dặm một tuần và nói chuyện với mọi người sẽ có lợi cho sức khỏe của bản thân, cũng như đạt hiệu quả trong công việc. Vì thế, việc áp dụng những cuộc họp đứng, buổi tiệc cà phê ngay trong phòng họp cũng là một điều nên làm".

Hơn nữa, chuyên gia cho biết: "Bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả mà không khí trong lành mang lại và nhờ đó nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới".

8. Tham dự quá nhiều buổi họp
 

Không gì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nhiều bằng những cuộc họp không cần thiết. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những công cụ như email, các ứng dụng nhắn tin nhanh (instant messenger) hay video chat. Tốt nhất, bạn nên sử dụng những cuộc họp để bàn bạc hoặc thảo luận về các vấn đề nghiêm túc và quan trọng hơn.

Bobby Harris, người sáng lập BlueGrace Logistics khuyên mọi người đừng chấp nhận tham gia cuộc họp trừ khi người đề nghị đưa ra chương trình cụ thể và thời lượng chính xác của cuộc họp đó. Thậm chí, Harris còn đề nghị cho họ nửa thời gian để có thể bắt đầu cuộc họp.

9. Trì hoãn những việc quan trọng vào cuối ngày
 

Mọi người thường có thói quen hoàn thành những công việc dễ dàng trước, sau đó mới dành thời gian cho những việc khó hơn. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng không tốt và cũng là nguyên nhân khiến bạn không thể hoàn thành công việc quan trọng.

Theo kết quả nghiên cứu cho biết, con người có giới hạn về ý chí làm việc và giảm dần theo thời gian trong ngày. Trong trường hợp này, việc xử lý những công việc khó khăn và quan trọng trước là điều chắn chắn bạn cần phải làm.

10. Cho rằng bản thân xứng đáng
 

Dù là một thực đơn mới, lịch tập thể dục hay kế hoạch làm việc, một trong những điều khó khăn nhất trong việc hình thành thói quen mới chính là luôn cho rằng bản thân sẽ nhận được những phần thưởng hợp lý sau khi tuân thủ thói quen mới trong một khoảng thời gian ngắn.

Ví dụ như, bạn cho rằng bản thân đã làm việc cả ngày nên không cần phải rửa chén bát; hoặc bản thân xứng đáng được ăn một bữa thỏa thích sau một tuần tiết kiệm. Những suy nghĩ này được gọi là Moral Licensing làm rất nhiều người bị hỏng hết những kế hoạch để hoàn thiện bản thân.

Thay vào đó, hãy thử đặt mục tiêu gắn liền với hình ảnh của bạn và cho rằng bản thân là một người tiết kiệm hoặc tập luyện thể dục thể thao đều đặn chứ không phải là một người đang cố làm trái lại ý muốn của bản thân để đạt được một mục đích nào đó.

11. Kiểm tra email liên tục
 

Việc truy cập Internet thường xuyên dẫn đến thói quen xấu là kiểm tra email liên tục, điều này có thể làm bạn mất đến 25 phút để làm việc. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy rất mệt mỏi khi liên tục kiểm tra. Thay vào đó, nhà tư vấn chiến lược, Ron Friedman khuyên chúng ta hãy tắt hết Gmail, Outlook và điện thoại trong 30 phút để dành mọi sự tập trung vào cho công việc.

12. Làm quá nhiều việc cùng lúc
 

Nhiều người cho rằng bản thân có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuy nhiên, kết quả từ những nghiên cứu khoa học cho thấy: chỉ 2% dân số trên thế giới có thể làm hiệu quả nhiều việc một lúc mà thôi. Hiển nhiên đây là một thói quen không tốt, dẫn đến sự phân tâm trong công việc và cũng sẽ kéo theo năng suất làm việc thấp.

13. Lướt web quá nhiều
 

Hầu hết chúng ta đều dành nhiều thời gian để lướt Web trong lúc làm việc, tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt, khiến bản thân bị mất tập trung, nhanh chóng quên đi những ý tưởng vừa nảy sinh trong đầu. Đó là lý do tại sao một thành viên trên trang Quora tên là Suresh Rathinam khuyên tất cả chúng ta nếu có ý tưởng gì hay câu trả lời nào đó, hãy viết ra giấy. Điều này giúp bạn có thể xem lại nếu chưa hoàn thành xong công việc.

-S.tầm-

Viết bình luận

Xem các tin khác